Nhân quyền tại Việt Nam

Nhân quyền tại Việt Nam là tổng thể các mối quan hệ xã hội liên quan đến việc thực thi quyền con người tại Việt Nam và cũng là các vấn đề liên quan đến các quyền con người (bao hàm các quyền chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa,...) vốn gây rất nhiều tranh cãi giữa chính phủ Việt Nam với một số tổ chức nhân quyền phi chính phủ và một số chính phủ các nước phương Tây như Hoa Kỳ. Hiện tại, Liên Hiệp quốc có hai công ước về nhân quyền gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trịCông ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chính phủ một quốc gia cần đảm bảo các quyền con người cơ bản. Sự phát triển văn minh của con người đó là các quyền đó càng ngày phải càng được đảm bảo. Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng đó. Cho tới gần đây, Việt Nam vẫn luôn khẳng định mình vẫn tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận đã ký kết, đồng thời nói dân chủ của Việt Nam có bản sắc riêng, là dân chủ xã hội chủ nghĩa, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo. Trong khi đó, các nước như Mỹ, châu Âu phê phán việc Việt Nam không tuân thủ đầy đủ các hiệp ước đã ký, vì theo họ đã ký có nghĩa là đã tuân thủ.Mặc dù luôn đề cập đến đặc thù của đất nước, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, và đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định thực thi đầy đủ các công ước họ đã ký. Và với những kết quả được cho là tích cực trong lĩnh vực nhân quyền, Trong năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng thất bại.[1] Tuy nhiên, tới năm 2013, Việt Nam đã chính thức được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2013-2016.[2]Điều 4, Chương 1 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng định vai trò "lãnh đạo Nhà nước và xã hội" của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó không có tranh cử giữa các đảng phái. Chính quyền của Đảng Cộng sản luôn diễn giải Điều 4 theo hướng có lợi cho mình, và đặt các đảng phái khác ngoài vòng pháp luật, mặc dù Hiến pháp không cấm thành lập đảng phái khác Đảng Cộng sản. Chính quyền Việt Nam liên tục khẳng định không chấp nhận có đa đảng ở Việt Nam. Theo đó duy nhất có một Đảng Cộng sản hợp pháp hoạt động.[3] Theo điều 25 Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.[4] Tuy nhiên, việc xây dựng các văn bản luật về việc lập hội vẫn đang được thảo luận.[5]Theo báo cáo nhân quyền của Mỹ về Việt Nam gần nhất (năm 2012), các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất tiếp tục là hạn chế của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay thế chính phủ, tăng cường hạn chế tự do dân sự của công dân, tham nhũng trong ngành tư pháp và công an/cảnh sát.[6] Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam lại trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới (với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu) và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc[7][8] được phía Việt Nam xem là "một đòn đả kích mạnh mẽ nhằm vào các đối tượng vu cáo về nhân quyền Việt Nam."[9]Liên hợp quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên ban hành nghị quyết, báo cáo, thống kê lên án tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc lên án Chính phủ Việt Nam về tình trạng đàn áp, sách nhiễu, tấn công, biệt giam các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền trước khi ra tòa; đưa ra những bản tuyên án nặng và bạc đãi các nhà hoạt động tại nơi giam giữ, bí mật số lượng và danh tính những tử tù làm dấy lên lo ngại những nhà bất đồng chính kiến có thể là đối tượng bị kết án tử mà không theo đúng qui trình pháp lý.[10]. Quốc hội Châu Âu lên án chính quyền Việt Nam bỏ tù, sách nhiễu, đe dọa, kết án tù nhiều năm các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, bloggers và các luật sư nhân quyền; lên án Bộ Luật Hình sự mới, luật An ninh mạng và luật Tín ngưỡng Tôn giáo của Việt Nam đang giới hạn các quyền tự do căn bản của con người[11]. Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới (HRW) thường xuyên ra báo cáo lên án Chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân như: quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do thực hành tôn giáo...[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/